Cao su tổng hợp là chất
dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Một chất
co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi
hình dạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. Cao su
tổng hợp được dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng,
khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng.
Hình: Cao su tổng hợp SBR 1502 |
Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây cao su,
trải qua phản ứng trùng hợp tạo thành isopren với đôi chút
tạp chấp. Điều này giới hạn các đặc tính của cao su. Thêm vào đó, những
hạn chế còn ở tỷ lệ các liên kết đôi không mong muốn và tạp chất phụ từ phản
ứng trùng hợp mủ cao su tự nhiên. Vì những lý do trên, các chỉ số đặc tính của
cao su tự nhiên bị suy giảm ít nhiều mặc dù quá trình lưu hóa có giúp
cải thiện trở lại.
Cao su tổng hợp được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các
cấu trúc đơn bao gồm isopren (2-methyl-1, 3-butadien), 1,3-butadien, cloropren (2-cloro-1,3-butadien)
và isobutylen (methylpropen) với một lượng nhỏ phần trăm isopren cho
liên kết chuỗi. Thêm vào đó, các cấu trúc đơn này có thể trộn với các tỷ lệ
mong muốn để tạo phản ứng đồng trùng hợp mà kết quả là các cấu trúc
cao su tổng hợp có các đặc tính vật lý, cơ học và hóa học khác nhau.
Từ những năm 1890, khi các phương tiện giao thông
đường bộ sử dụng bánh hơi ra đời, nhu cầu cao su tăng lên rất nhanh. Các
vấn đề chính trị khiến cho giá cao su tự nhiên dao động rất lớn. Nguồn cung
thiếu hụt, đặc biệt là trong những năm chiến tranh đưa đến nhu cầu phải tạo ra
cao su tổng hợp.
Năm 1879, Bouchardt chế tạo được một loại cao su tổng hợp
từ phản ứng trùng hợp isopren trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học Anh và
Đức sau đó, trong thời gian 1910-1912, phát triển các phương pháp khác cũng tạo
ra chất dẻo từ isopren.
Đức là quốc gia đầu tiên thành công trong việc sản
xuất cao su tổng hợp ở quy mô thương mại. Việc này diễn ra trong Thế chiến
thứ nhất, khi nước này không tìm đủ nguồn cao su tự nhiên. Cao su tổng hợp này
có cấu trúc khác với sản phẩm của Bouchardt, nó dựa trên sự trùng hợp butadien là thành quả của nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm của nhà khoa học Nga Sergei Lebedev. Khi chiến tranh chấm dứt, loại
cao su này bị thay thế bằng cao su tự nhiên, mặc dầu vậy các nhà khoa học vẫn
tiếp tục công cuộc tìm kiếm các chất cao su tổng hợp mới và các quy trình sản
xuất mới. Kết quả của những nỗ lực này là phát minh ra cao su “Buna S” (Cao su
styren-butadien). Đây là sản phẩm đồng trùng hợp của butadien và styren,
ngày nay, nó chiếm một nửa sản lượng cao su tổng hợp toàn cầu.
Cho đến năm 1925, giá cao su tự nhiên đã tăng đến ngưỡng
mà rất nhiều công ty bắt đầu tìm kiếm các phương pháp sản xuất cao su nhân tạo
nhằm cạnh tranh với sản phẩm thiên nhiên. Ở Mỹ, quá trình tìm kiếm tập trung vào các nguyên liệu khác với
những gì đang được nghiên cứu ở Châu Âu. Hãng Thiokol bắt
đầu bán cao su tổng hợp Neoprene năm 1930. Hãng DuPont, dựa trên
kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Nieuwland cũng tung ra thị trường
loại cao su tương tự năm 1931.
Sản lượng cao su tổng hợp của Hoa Kỳ tăng rất nhanh trong Chiến
tranh thế giới lần thứ hai bởi Phe Trục phát xít kiểm soát gần
như toàn bộ nguồn cung cấp cao su tự nhiên của thế giới - Đế quốc Nhật Bản chiếm
đóng Đông Á. Những cải tiến nhỏ của quá trình chế tạo cao su nhân tạo tiếp diễn
sau chiến tranh. Đến đầu những năm 1960, sản lượng cao su tổng hợp đã vượt qua
cao su tự nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét