Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Các loại cao su tổng hợp

Nguyên liệu cao su tổng hợp
Hình: Cao su tổng hợp
1.Cao su Polybutadien (BR)
1.1Tính chất cơ lý
          BR khó sơ luyện, khó định hình, khó đùn so với cao su SBR. 
          Khi tăng nhiệt độ lên quá 100oF, BR trở nên khô nhám không bám trục cán, kém dính và võng xuống do đó khó cán luyện.
 
          Có khả năng ngậm chất độn rất cao mà không giảm tính năng cơ lý của thành phẩm.
          Cao su BR phối hợp với các loại cao su khác để tăng tính kháng mỏi mệt, kháng mòn, kháng nứt.
          Với mức chất độn bằng nhau, sản phẩm BR cho sức kháng xé, sức kháng hút nước và độ kháng mòn thấp hơn cao su thiên nhiên và cao su SBR.
          Vì tính thấm khí cao nên điện trở và tính kháng điện của BR gần giống cao su thiên nhiên. Ở nhiệt độ thấp, độ nẩy của BR không thay đổi nhiều do đó BR được kết hợp với các loại cao su khác để cải thiện tính năng này cho hỗn hợp.
          Cao su BR dùng trong băng tải phối hợp với cao su thiên nhiên để cải thiện tính cắt, tính xé rách, tính kháng
mòn, kháng nhiệt tốt và tính kháng uốn khúc dập nứt tốt. 
1.2.Ứng dụng
          Sử dụng làm cao su mặt lốp xe khi trộn với các cao su khác để cải thiện tính kháng mòn và chống nứt.
          Trong vải mành thân lốp và hỗn hợp hông lốp để cải thiện tính kháng nhiệt.
          Sức bám mặt đường ẩm ướt của hỗn hợp BR/cao su thiên nhiên hoặc BR/SBR tốt hơn so với hỗn hợp chỉ dùng BR. 
2.Cao su Styrene Butadiene (SBR) 
2.1Tính chất cơ lý
          Tính kháng nứt thấp nhất là ở nhiệt độ cao. Ở 100oC 
sẽ mất đi 60% tính kháng nứt. 
          Tính chịu nhiệt thấp, ở 94độC cao su lưu hoá mất đi 2/3 cường lực và 30% tỷ lệ dãn dài. .
          Độ loang vết nứt lớn. 
          Lượng tiêu hao năng lượng trong sơ luyện, hỗn luyện lớn. Nếu sơ luyện lâu dài độ dẻo giảm. 
          Độ dẻo thấp nên khó điền đầy khuôn, có thể tăng độ dẻo bằng dầu naphthalene, nhựa thông... 
          Nhiệt nội sinh lớn so với cao su thiên nhiên gây tổn thất lớn đối với sản phẩm bị uốn ép nhiều lần. 
          NBR không có chất độn, cường lực kéo đứt rất thấp, không đáp ứng yêu cầu sử dụng do đó khi sử dụng cần phải có một lượng chất độn gia cường lớn đặc biệt là than đen. 
          Tốc độ lưu hóa SBR chậm hơn so với cao su thiên nhiên. 
2.2.Ứng dụng 
          Sử dụng SBR kinh tế nhất là cao su mặt lốp xe du lịch. Thí nghiệm cho thấy cao su mặt lốp xe du lịch làm
bằng cao su SBR độn gia cường bằng than HAF khả năng kháng mòn có thể bằng hoặc hơn mặt lốp xe du lịch làm bằng cao su thiên nhiên gia cường bằng than EPC. 
          Cao su SBR có thể thêm vào để làm keo lót lốp xe, tỷ lệ thêm vào là 30-50% SBR và 70-75% cao su thiên nhiên. 
          Vì tình trạng thiếu trầm trọng cao su thiên nhiên, vì nhu cầu chiến tranh thế giới lần thứ hai, vì nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới ngày càng tăng, nền công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh số lượng phụ phẩm phải được giải quyết nên cao su tổng hợp có cơ hội phát triển, trong đó sản lượng cao su SBR chiếm phần quan trọng.
3. Cao su Butyl (IIR) 
3.1Tính chất cơ lý
          Iso Butylene tạo cho cao su Butyl một độ kín khí rất cao do đó được dùng rất nhiều để làm xăm xe. Độ kín khí của cao su Butyl tốt hơn 8 lần độ kín khí của cao su thiên nhiên. 
           Cao su Butyl lưu hoá với hệ thống lưu huỳnh về chất xúc tiến khuynh hướng biến mềm nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ 300– 400oF.
          Nếu dùng hệ thống lưu hoá bằng resin để làm cho sản phẩm kết mạng kháng nhiệt rất tốt, khám phá này được áp
dụng săm lốp lưu hoá lốp xe. 
          Cao su Butyl độ kháng bão hoà rất thấp, kháng Ozone tốt nhất cùng với hệ thống chất lưu hoá phù hợp để kháng
Ozone, kháng nhiệt, kháng thời tiết tối đa, sử dụng làm bọc cáp điện, tấm lợp nhà, tấm trải phòng tắm. 
          Tính nhớt dẻo (Viscoclastic) của cao su Butyl phản ảnh cấu trúc của dây Polysicobo Tylene với hai dãy Methyl ở hai bên có tác dụng giảm chấn, giảm biến dạng. Tính chất này được áp dụng để sản xuất các loại đệm chống rung trong kỹ nghệ ô tô. 
          Cao su Butyl chống ẩm rất tốt. Dùng để sản xuất các vật liệu cách điện. Thành phần Olefine không bão hoà thấp dẫn đến tính kháng Acid cao. 
          Sản phẩm cao su không có chất độn mặc dầu cường lực kéo đứt rất cao nhưng tính chống nứt thấp do đó phải thêm
chất độn (có thể đến 100% so với trọng lượng cao su )để cải thiện tính này đồng thời gia tăng cường lực định dãn, tăng tính chống mòn. 
          Phương diện công nghệ, cao su Butyl khó hỗn luyện và tiêu hao năng lượng. Để giảm bớt tiêu hao năng lượng có thể thêm chất hóa dẻo Trichloro diphenyl ether, Phenyl, Methyl ether, Chloro dipheny, Ethyl diphenyl ether. Các loại này làm tăng tính đàn tính của mẻ luyện làm cho hỗn hợp để cán tráng, ép xuất. Lưu ý là không dùng các chất làm mềm chưa bão hoà ví dụ như nhựa thông v.v… sẽ làm chậm tốc độ lưu hoá. 
3.2.Ứng dụng 
          Sản lượng và lượng tiêu thụ cao su Butyl đứng hàng thứ ba trong các loại cao su tổng hợp (sau SBR và BR ).Việc áp dụng rất đa dạng nhưng số lượng sử dụng lớn nhất là làm săm ô tô. 
          Để sản xuất chịu nhiệt như săm lưu hoá lốp, tấm lợp, bao cáp điện, thảm lót phòng tắm có thể chịu được nước
thường xuyên. 
          Dùng cao su này để làm các nệm hơi, nệm giảm xóc, các đệm thành cửa kiếng, ô tô v.v… và với tính kháng Acid
loãng, kháng dầu thực vật người ta sản xuất các dụng cụ thường xuyên tiếp cận với các loại hoá chất này. 
4.Cao su Silicone (Siloxane) 
4.1.Tính chất cơ
          Khoảng nhiệt độ sử dụng khá rộng– 150oF – 600oF, tuy rằng có những tính chất cơ lý thua những loại cao su tổng hợp khác nhưng khả năng sử dụng ở nhiệt độ khá cao 400oF từ 2 – 5 năm, 5 – 10 năm ở 300oF,ở 250oF trong thời gian 10 – 20 năm. 
          Khả năng kháng biến dạng nén của Silicone rất cao. Cao su silicone được sử dụng bọc đường dây điện nhờ những tính chất ưu việt của nó: tính kháng cháy ngay cả khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị cháy thành than nhưng không dẫn điện, kháng ôzôn tốt, chịu được khí hậu mưa nắng, lạnh…sau 15 năm mà tính chất của nó không bị suy giảm, ngoài ra còn chịu được nhiều hóa chất tác dụng. 
          Silicone không mùi, không độc, không bị ăn mòn,độ trương nở trong họ thơm thấp, silicone được lưu hóa bằng perôxyd. 
4.2.Ứng dụng
          Kỹ nghệ không gian: Các đệm kín thiết bị, đệm cửa. Ống dẫn khí nóng. Các màng điều hoà áp suất Oxy và không khí. Ống khởi động máy phản lực. Đệm tròn dùng cho chất lỏng bôi trơn và hệ thống thuỷ lực. Bọc dây điện cho máy bay và tên lửa. Bao cách điện và cách nhiệt cho tên lửa. 
          Kỹ nghệ ôtô: Áo nền đánh lửa. Bao cấp dày đánh lửa. Đệm truyền lực. Ống dẫn chịu nhiệt. 
          Dụng cụ gia đình: Cửa lò,đệm máy giặt và sấy. Đệm vật cách điện cho bàn ủi, chảo rán, phin cà phê v.v… 
          Kỹ nghệ điện:Ống cao su, bình điện,dung dịch tẩm bọc dày điện. Băng cách điện có và không có vải. Đệm đèn hình máy truyền hình. Lớp bọc kiếng. Dây cấp năng lượng hạt nhân. 
          Kỹ nghệ xây dựng: Các đệm,các lớp phủ (tường, mái, kệ) chống tác động môi trường. 
          Các áp dụng khác: Trục cao su. Cao su xếp. Dụng cụ y tế. Nút chai thuốc. Ống truyền dịch v.v… 
5.Cao Su Acrylonitryle Butadiene (NBR) 
5.1.Tính chất cơ lý 
          Trọng lượng của hai monome này gần bằng nhau cho nên khi gọi tỉ số phối hợp thì có thể hiểu vừa là tỉ số phân tử vừa là tỉ số khối lượng. 
          Nếu hàm lượng nitrile cao thì khả năng CS làm việc chịu được môi trường xăng dầu, dầu họ thơm, dầu thực
vật, chất béo. Nói chung là trong môi trường những chất không phân cực. 
          Hàm lượng trung bình và thấp thì được sử dụng ở nhiệt độ thường là một sản phẩm mềm dẻo hơn là sản phẩm chống dầu. 
          Kháng mỏi mệt tốt, kháng biến dạng nén tốt. Kháng mòn tốt và tính không thấm khí còn tốt hơn cao su butyl nếu có hàm lượng acrylonitrile cao. 
          Cao su Nitrile dính tốt với kim loại nhất là trên bề mặt kim loại đã tẩy sạch có phết một dung dịch 15% CS chloroprene trong dung môi toluene. 
          Tính kháng lão hóa của cao su nitrile tương đối cao : 90oC có thể sử dụng liên tục, 120 oC trong 40 ngày, 150oC trong 3 ngày. Kháng mệt mỏi tương đối tốt, kháng biến dạng nén tốt, kháng mòn tốt, kháng thẩm khí tốt, nên được sử dụng tương đối nhiều trong công nghệ trục in ( những trục tiếp xúc với dung môi
không phân cực ). 
          Cao su butadien acrylonitrile hàm lượng nitrile cao được sử dụng để sản xuất các sản phẩm trực tiếp tiếp xúc với xăng
dầu, dung môi, dầu họ thơm. 
5.2.Ứng dụng :Cao su nitrile chủ yếu để làm các sản phẩm chịu dầu ở nhiệt độ cao, trong kỹ nghệ dầu mỏ, ô tô, máy bay, tàu biển, xe quân sự và máy móc. 
6.Cao Su Chlorobutyl 
6.1Tính chất cơ lý 
          Vì tính chất của cao su chlorobutyl giống với cao su butyl do đó tính năng sử dụng loại cao su này giống tính năng sử dụng của cao su butyl. Các tính năng chung như sau: 
- Tính thấm khí, thấm ẩm thấp.
- Tính biến dạng trễ cao (chống sốc, chống rung). 
- Kháng oxi, kháng ozon tốt. 
- Chống mệt mỏi tốt. 
- Kháng hoá chất tốt.
          Cao su chlorobutyl kháng nhiệt cao hơn là cao su butyl lưu hoá bằng hệ thống lưu huỳnh. Sản phẩm chlorobutyl không bị biến dạng mềm khi kéo dài thời gian tiếp xúc với nhiệ tở nhiệt độ 193oC cao su chlorobutyl có thể chịu đựng đựơc, trong lúc các loại cao su khác bị phân huỷ hay biến mềm. Cao su chlorobutyl ít bị mệt mỏi khi kéo căng hơn cao su butyl.
6.2.Ứng dụng 
          Làm lớp lót trong của lốp không săm, kết hợp các tính chất ít thấm khí, chịu nhiệt cao, kháng uốn dập (ít nứt), lưu hoá nhanh . 
          Làm hông lốp xe, cao su chlorobutyl giúp làm đẹp ngoại quan, chắc chắn, chống được ảnh hưởng của khí hậu và ánh nắng, hơn nữa giá tương đối thấp. 
          Làm săm xe tải chống nhiệt: Chlorobutyl chống được sự biến miềm độ nhiệt nhưng vẫn giữ được tính thấm khí, ít đápứng yêu cầu vận tốc cao, chở nặng và chịu nhiệt độ đến 140 –150oC. 
          Làm sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm khi lưu hoá với ZnO và Acid Stearic, sản xuất ống (hơi nước, ô tô) đệm nắp băng tải, keo dán săm lưu hoá lốp, lớp phủ trong các bể chứa. Đệm chăn máy xe tải,máy bay, đệm đường sắt, cầu, nút đậy dược phẩm và các chi tiết khác. 
CHẤT ĐỘN
1. Mục tiêu sử dụng 
          Chất độn tăng cường lực cao su là chất pha trộn vào cao su với một lượng lớn giúp cho hỗn hợp cao su lưu hóa tăng cường được các tính chất cơ học. 
          Chất độn trơ là chất pha trộn vào cao su (với lượng lớn) để hạ giá thành hỗn hợp cao su lưu hóa không làm tăng các tính chất cơ học. 
          Chất độn pha loãng là chất có tính tương hợp với cao su, pha trộn vào (lượng lớn) để hạ giá thành, vừa có tác dụng lên một số tính chất đặc biệt. 
2. Phân Loại 
          Chất độn vô cơ: set kaolin (bột đất ), CaCO3, khói carbonđen v.v... 
          Chất độn hữu cơ: bột gỗ, lignine, bột cao su tái sinh, bột cao su đã lưu hóa v.v... Phân biệ̣t tác dụng chất độn tăng cường cơ lý cho cao su: khói carbon đen, silica đặc biệt, bột lignin cực mịn, v.v.. 
          Chất độn trơ: CaCO3 thô, bột đất thô v.v... 
          Chất độn pha loãng: cao su tái sinh, cao su đã lưu hóa... 
3. Các yếu tố ảnh hường khả năng gia cường 
          Độ mịn cao thì khả năng gia cường càng cao (đường kích hạt, kích thước
hạt), thông thường phải kiểm tra qua rây. 
          Phân tán tốt trong cao su, khả năng phân tán rất khó kiểm tra bằng mắt thường, tránh hiện tượng kế́t tụ. 
          Ngược lại, các chất không đạt hai yêu cầu như trên sẽ là nhóm chất độn trơ. 
          pH sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lưu hóa hoặc ảnh hưởng đến khả năng tác dụng của chất xúc tiế́n. 
          Khả năng hấp phụ chất độn của mỗi loại cao su khác nhau: ảnh hưởng lượng dùng, thành phần công thức. 
          Hàm lượng tạp chất: Fe, Cadium, chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm sau lưu hóa. Đồng và mangan ảnh hưởng đến sự lão hóa cao su. 
          Độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng phân tán, tạo bóng khí, tốc độ lưu hóa. 
          Hàm lượng chất độn sẽ ảnh hưởng đến tính chất cao su chưa lưu hóa và sau khi lưu hóa. 
HỆ LƯUHÓA
1. Chất lưu hóa 
1.1. Khái niệm 
          Lưu hóa cao su là sự biến đổi cao su sống có xu hướng duy trì tính đàn hồi vừa làm giảm tính dẻo của nó. 
          Ngày nay, lưu huỳnh vẫn là chất sử dụng phổ cập trong các qui trình chế biến nên ta nhất trí vẫn dùng từ “lưu hóa” và những chất gây ra biến đổi này là “chất lưu hóa”. 
          Khi dùng chất khác lưu huỳnh ta thêm tên của nó, chẳng hạn trường hợp selenium ta gọi là chất lưu hóa Se hay lưu hóa cao su với selenium. 
          Lưu huỳnh (Goodyear, 1839, Hancock 1842), sulfur chloride (S2Cl2) (Parkes1846), pentasulfur antimon (Burke, 1847). 
2. Chất xúc tiến 
2.1. Khái niệm 
          Chất gia tốc lưu hóa, còn gọi là chất xúc tiến, là chất hữu cơ có tác dụng tăng tốc độ lưu hóa cao su. Được sử dụng với một lượng nhỏ, có khả năng làm giảm thời gian hay hạ nhiệt độ gia nhiệt, giảm tỷ lệ sử dụng chất lưu hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm. 
2.2. Phân loại 
•Theo pH: baz, trung tính, acid. 
•Theo tốc độ lưu hóa: 
-Gia tốc lưu hóa chậm. 
-Gia tốc lưu hóa trung bình. 
-Gia tốc lưu hóa nhanh. 
-Gia tốc lưu hóa bán cực nhanh. 
-Gia tốc lưu hóa cực nhanh. 
          Theo nhóm hóa học: Amine, Amino – alcol, Aldehyde – amine Thiourea và urea, dùng phổ biến như: Guanidine, Thiazole và Thiazoline, Sulfenamide, Thiuram, Sulfenamide, Thiuram, Dithiocarbamate hiocarbamate tan và không tan trong nước, Xanthate. 
3. Chất hoạt hóa 
3.1. Khái niệm 
          Là chất có tác dụng phụ trợ gia tốc lưu hóa cao su, tăng cường hoạt tính chất gia tốc hay bổ chỉnh tác dụng nghịch của một số hóa chất khác trong cấu tạo hỗn hợp cao su (bao gồm latex). 
3.2. Phân loại 
•Nhóm vô cơ: oxide kim loại. 
•Nhóm hữu cơ: các acid béo, chất gia tốc lưu hoá yếu hoặc các chất gia tốc lưu hóa mạnh lượng dùng thấp so với lượng bình thường.
CHẤT PHỤ GIA
1. Chất kháng oxygen hóa và ozone hóa 
          Chất phòng lão còn gọi là chất kháng lão có chức năng cản trở hay giảm tối thiểu sự hư hỏng của cao su lưu hóa. 
          Sự hư hỏng thể hiện qua sự biến đổi giảm mất các đặc tính bđầu, thường đưa đến h/tượng “chảy nhão”. 
          Kháng oxygen: Kháng lại oxide hóa cao su ở các điều kiện tồn trữ và sử dụng khi không ra nắng. 
          Kháng kim loại Cu và Mn: Kháng lại tác dụng xúc tác quá trình oxide hóa phân hủy cao su của đồng (Cu) hay mangan (Mn). 
          Kháng quang hủy và ozone: Kháng oxide hóa hay ozone hóa cao su ở các điều kiện phơi ra ánh nắng mặt trời hay ra khí trời liên tục. 
          Sự phòng khám phối hợp: Tùy theo yêu cầu sản phẩm cao su chế biến mà cần thiết phải có sự phòng lão thích hợp, thường là phối hợp để hiệu quả đạt tối ưu. Chẳng hạn, mặt hàng vỏ xe (lốp) vận tải là sản phẩm tiêu dùng ngoài trời chịu những điều kiện khắc nghiệt, hỗn hợp cao su mặt ngoài phải có sự phòng lão hoàn hảo nhất.
2. Chất hóa dẻo
          Cao su cấu tạo bởi những chuỗi phân tử rối loạn dài, dưới tác dụng kéo dãn, chúng căng thành một dạng thể trật tự. Những chuỗi này được nối với nhau bởi những lực tự nhiên khác nhau và do ảnh hưởng nhiệt chúng sẽ tự nới lỏng ra. Khi một chất hóa dẻo cao su tiếp xúc với một hệ thống như thế, nó xen vào giữa những chuỗi cao su vừa làm tách những chuỗi ra vừa làm giảm lực hút giữa các phân tử. à Phân biệt hai loại chất hóa dẻo: loại dung môi cao su và loại không phải là dung môi. 
          Nhóm dung môi tương hợp với cao su ở mọi tỷ lệ và người ta thừa nhận những chất hóa dẻo thuộc loại này không chỉ làm giảm lực hút giữa phân tử của các chuỗi, mà còn cho những nhóm đặc biệt ở polymer, cũng như lập ra những lực hút mới không chỉ giữa polymer với polymer mà còn giữa polymer với chất hóa dẻo cao su. 
          Nhóm phi dung môi có chức năng pha loãng và tác dụng của nó thuần túy là cơ học. Nó làm tăng đơn thuần khoảng cách giữa các chuỗi. 
          Chất hóa dẻo có chức năng lớn trong cao su giúp chế biến và gia công hỗn hợp cao su được dễ dàng, làm biến đổi vài cơ lý tính của cao su lưu hóa. 
          Vài chất cải thiện được quá trình ép đùn, cán làm tăng hay làm mất tính dính như keo, vài chất làm cho hỗn hợp cao su ở trạng thái sống hóa dẻo nhưng lại làm cho cao su lưu hóa cứng, vài chất lại làm biến đổi các cơ lý tính khi sp đã hoàn tất. 
          Tác dụng với cao su chưa lưu hóa: công dụng chính của chất hóa dẻo cao su là dễ dàng cho xử lý ban đầu các loại cao su. Việc xử lý ban đầu cao su càng dễ dàng bao nhiêu, chất hóa dẻo càng phải tan vào cao su bấy nhiêu. Về xử lý ban đầu, vài chất hóa dẻo giúp cho ta nhồi trộn được chất độn vào với tỷ lệ cao và giúp chất độn phân tán tốt trong cao su; dễ dàng định hình về sau, giúp thực hiện nhồi trộn các chất phụ gia và chất độn ở nhiệt độ thấp. 
          Tác dụng với cao su đã lưu hóa: Ta có thể dùng một chất hóa dẻo cao su để biến đổi sức chịu kéo dãn, module, độ dãn dài, độ cứng của một cao su lưu hóa.     Chất hóa dẻo cũng có thể ảnh hưởng tới tính đàn hồi, độ trễ, xé rách, sức chịu ma sát, sức chịu lạnh, chịu ozone và chịu dung môi. Tất cả những đặc tính này là tùy thuộc vào cấu tạo vật lý và hóa học của chất hóa dẻo mà ta dùng.


http://master-ken.forumvi.com/t504-topic

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Cao su tổng hợp - Cao su Styrene-Butadien (SBR)

Cao su tổng hợp - Cao su Styrene-Butadien (SBR)
Cao su styrene-butađien (SBR)
Hình: Cao su tổng hợp SBR 1502
   Cao su styrene-butađien (SBR) là  loại cao su tổng hợp được sản xuất nhiều nhất trong tất cả các loại cao su Tổng hợp khác, nó cũng là  vật liệu cơ bản cho phần lớn các loại cao su tổng hợp. Được viết tắt là SBR do  có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Anh Styrene Butadiene Rubber. Nó chiếm 80% trên tổng số cao su được tổng hợp tại Mỹ trước đây.
. Cao su SBR được các nhà nhà hóa học người Đức (Walter Bock) tổng hợp thành công lần đầu tiên vào năm 1930 và  còn được gọi với tên khác là cao su Buna S.Styrene-Butadiene là chất đồng trùng hợp từ Butadien và Styrene  bằng polyme hóa nhũ tương hai vật liệu này. Có nhiều loại cao su SBR và  do được sản xuất với nhiều mục đích khác nhau nên nó có nhiều dạng tùy thuộc theo hàm lượng Styrene, chất ổn định, nhiệt độ đồng trùng Styrene-Butadiene, hoặc dược trộn thêm phụ gia như dầu hoặc than đen...để tăng chất lượng cao su. 
    Nó cũng là loại cao su tổng hợp đầu tiên có khả năng sử dụng ở quy mô kinh tế - thương mại (và mục đích quân sự trong Đệ Nhị Thế chiến). Ngay sau khi Đức tổng hợp thành công liền sau đó các Công ty của Mỹ cũng rất quan tâm đến loại cao su tổng hợp này, trong thời gian Thế chiến thứ II các nhu cầu về loại cao su này tăng vọt. Lý do vì tại các nước châu Âu do không có cao su thiên nhiên nên một số nước, nhất là Đức đã đầu tư vào sản xuất cao su này với số lượng lớn.Trước khi quân đội Nhật ném bom Trân Châu cảng năm 1941, Mỹ chỉ  sản xuất SBR với 400.000 tấn /năm, sau Trân Châu cảng được tăng lên 705.000 tấn trong năm 1941, và lên đến 820.000 tấn  vào năm 1945 đây cũng chính là điều góp phần vào chiến thắng của phe Đồng Minh trong năm đó dẫn đến kết thúc Đệ Nhị Thế chiến. Ngày nay, SBR là loại cao su tổng hợp thông dụng và được dùng trong sản xuất săm, lốp và rất nhiếu các đồ dùng bằng cao su khác.

    Sơ lược về các nguyên liệu và phương thức chế tạo

   * Nguyên liệu chính để tạo ra cao su Styrene-Butadien là:
   - Butadiene là sản phẩm từ dầu mỏ như Butane, Butylene.... và Butylene là nguyên liệu chính được nhiệt phân (cracking) ở xưởng lọc dầu.
   - Styrene được sản xuất từ Ethyl benzene do tác dụng của Benzene và Ethylene.
    * Phản ứng đồng trùng được thực hiện theo hệ thống Polyme hóa ở dạng nhũ (emulsion)... Các monome được nhũ hóa của xà phòng trở thành nhũ tương dầu ở trong nước
    - Dodecyl percaptan là chất điều hòa khối lượng của polyme.
    - Potassium persulphate là chất mào đầu phản ứng polyme hóa.
    - Hydroquinone chấm dứt phản ứng polyme hóa.
    - Phòng lão có tác dụng bảo vệ polyme không bị Oxy hóa...
   * Năm 1948 người ta nghiên cứu được phương thức phản ứng polyme hóa được thưc hiện ở 41 độ F và cho ra sản phẩm SBR lạnh (cold rubeer). Loại cao su này có tính năng chống mài món cao nên thường được sử dụng làm cao su mặt lốp xe ( phần tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường).
   Công thức dùng để polyme hóa  cao su Styrene-Butadiene lạnh như sau:..)
    Tính năng công nghệ của SBR và sản phẩm từ SBR
    - So với cao su thiên nhiên thì SB có một số khuyết điểm sau:
    + Về tính năng cơ học 
        Cao su Styrene-Butadiene kém hơn so với cao su thiên nhiên về tính chống nứt, tính chịu nhiệt thấp trong khi đó độ loang nứt  lại cao.
    1. Với cao su NBR ở nhiệt độ 100 độ C sẽ mất đi 60% tính chống nứt.
    2. Ở nhiệt độ trên 94 độ C sẽ bị lưu hóa mất đi 2/3 cường lực và khoảng 30%  độ dãn dài.
    3. Độ loang nứt lớn ( lão hóa do oxy và ozon tác kích và khi có tác động va đập)
    + Các tính năng thao tác trong sản xuất 
    1 .Tiêu hao năng lượng lớn trong hốn luyện. Nếu sơ luyện lâu trên máy sẽ mất dần đi độ dẻo vì lúc đó trong cao su tạo ra càng nhiều các liên kết không gian ba chiều.
*Thí dụ;  Tại Liên Xô (cũ) người ta sản xuất ra các loại cao su CKC10 và CKC30 ( NBR) trong đó cao su CKC10 có độ nặn lớn hơn do đó thời gian sơ chế phải ngắn hơn CKC30. Yếu diểm của cao su CKC10 là tính chống xé nứt và không dẻo dai bằng CKC30 , điều này cho ta thấy khi sản xuất CKC10 người ta cho nhiều chất hóa dẻo hoặc tăng hàm lượng Styren  vào SBR thêm mục đích dễ cán luyện, dễ thành hình sản phẩm hơn và để làm ra những sản phẩm  có mục đích thông thường hơn. Giả sử như CKC30 làm mặt lốp thì CKC10 làm lớp lót liên kết chỉ mành thân lốp, đé giày ,dép...
    (SBR thông thường chứa 23,5% styren và 76,5% butađien. Với hàm lượng styren cao hơn thì cao su này trở thành một chất dẻo nóng, tuy nhiên vẫn giữ được tính đàn hồi. Trong sản xuất công nghiệp, nhũ tương để polyme hóa được giữ ở nhiệt độ 5°C, vì thế nó được gọi là polyme hóa lạnh. Việc polyme hóa nóng với nhiệt độ khoảng 50 °C tạo ra các mạch nhánh, điều này làm giảm độ mềm dẻo của cao su. Sau khi polyme hóa thì SBR vẫn ở dạng lỏng được lưu hóa và trở thành chất rắn.- nguồn  Wikipedia)
    2. Độ dẻо cao su thấp nên khó diền đầy khuôn Vi chỉ có thể tăng rất ít độ dẻo bằng dầu Naphthanlene, nhựa thông, coumarone indene résin...

    3. Nhiệt nội sinh lớn hơn cao su thiên nhiên nên dễ làm hỏng sản phẩm nếu bị uốn, ép, va đập nhiều lần...

*Thí dụ : Làm lốp xe hay màng bơm...
     (Cao su SBR có độ ổn định tốt trong các môi trường axít hữu cơ và vô cơ cũng như bazơ hay nước và rượu. Tuy nhiên độ ổn dịnh của nó lại kém đối với các dung môi như các hợp chất béo, hợp chất thơm và các hiđrôcacbon clo hóa, cụ thể là trong dầu khoáng, mỡ hay xăng. Đối với các tác động của thời tiết, nó chịu đựng tốt hơn so với cao su tự nhiên, nhưng kém hơn cao su cloropren (CR) và cao su etyl propylen đien monome (EPDM). Khoảng nhiệt độ mà các ứng dụng có dùng SBR chịu đựng được là khoảng - 40 °C tới +70 °C.- nguồn  Wikipedia)
    4. Cao su NBR nếu không có chất độn cường lực kéo đứt rất thấp và không đạt yêu cầu sử dụng. Do đó phải có một lượng chất độn bổ cường lớn để đưa vào. Nhất là than đen ( loại than đen này đã được chọn lựa riêng cho ngành cao su như HAF, SAF, EPC...)
    5. Tốc độ lưu hóa của cao su NBR chậm hơn so với cao su thiên nhiên.
Các loại cao su SBR  (thường được đóng thành bành có KL 33kg) được bán trên thị trường có ngâm phòng lão D, Acid stearic, dầu... mục đích để tồn trữ có thể lâu và vận chuyển an toàn...
    Các mặt ưu của cao su NBR

   Với các loại cao su NBR lạnh khả năng chống mài mòn ở tốc độ trong vỏ lốp ô-tô cao hơn hẳn cao su thiên nhiên, nhất là loại có ngậm dầu và lượng khói (HAF) được luyện chung để tăng tính năng bổ cường cho sản phẩm...( về tính năng bổ cường của khói than khi đưa vào luyện chung với cao su sẽ nói ở phần khác)

Về cán luyện và công thức pha chế SBR gần giống với cao su thiên nhiên tuy thao tác cán luyện có phần khó hơn nhưng  so với NBR hoặc Butyl...vẫn đơn giản hơn nhiều

    Công dụng của cao su Styren-Butadiene trong  kỹ nghệ sản xuất
    Trước đây do nhu cầu sử dụng trong chiến tranh, hơn nữa do lượng cao su thiên nhiên  không đủ cung ứng trên toàn thế giới, trong khi kỹ nghệ dầu mỏ đang phát riển ở múc độ tăng cao, nên việc dùng các sản phẩm phụ  từ dầu mỏ này để sản xuất cao su SBR trên một số nước châu Âu là điều thiết yếu.

     Tuy vậy nhưng đa số các loại cao su tổng hợp  này chỉ thật cần thiết khi sử dụng làm cao su kỹ thuật :các vật liệu chịu dầu, chịu nhiệt, cần độ bám dính kim loại, các bánh xe đặc chủng, màng bơm công nghiệp... Nhưng nếu để sản xuất vỏ lốp xe bất kỳ, thì cao su thiên nhiên luôn dễ dàng đáp ứng các yêu cầu thông thường hơn hết trong ngành sản suất này và một số mặt hàng khác cao su y tế, nệm, găng tay, đế giầy dép...

      Gần đây do nhu cầu cao su tăng cao ở một số nước đang phát triển mạnh về kỹ nghệ sản xuất Ô-tô như: Trung Quốc (3,5 triệu tấn/năm), Mỹ ( 1,1 triệu tấn/năm ), Nhật Bản (900 nghìn tấn/năm),  Ấn Độ  và một số nước khác... khuynh hướng quay trở lại với cao su tổng hợp là không tránh được, vì giá cao su thiên nhiên tăng cao rất nhiều so với SBR, hai nữa là lượng cao su thiên nhiên chỉ sản xuất tổng cộng 10,4 triệu/nămtấn trên toàn thế giới không đủ cung ứng cho thị trường toàn cầu.  (Số liệu của 2011)
Nguồn: http://trieukhoi.blogspot.com/ (Cao su tổng hợp SBR)

 Xem trang hay: Blog CS Việt Cao su Việt
H2VN Chemical Community



Latex là gì ?


Latex là gì?
Latex hay latex cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo loại. Theo nguyên tắc, ta có thể nói đó là một trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su (pha phân tán) trong môi trường phân tán lỏng. Ở Việt Nam, latex còn được gọi là mủ cao su nước.
Latex  cao su được chia làm 2 loại: Latex cao su thiên nhiên (NR) và Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber). Cao su tổng hợp có rất nhiều loại : Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer (cao su Buna-S viết tắt SBR); Ethilene – Propilene copolimer (EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl); Polychloroprene (cao su Neoprene viết tắt là CR); Acrylonitrile – Butadiene copolymer (cao su Nitrile); Polyacrylate; Polyurethane (cao su PU); Polysilicone (cao su Silicone); … Mỗi loại cao su này đều chứa đựng các đặc trưng kỹ thuật riêng do sự khác biệt về bản chất cấu tạo giữa chúng. Tương ứng sẽ có nhiều loại latex cao su tổng hợp. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nệm hiện nay chủ yếu dùng latex cao su tổng hợp SBR.
Latex cao su thiên nhiên (NR) (NR: Natural Rubber): Hay nói chính xác là latex cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phương pháp cạo mủ. Cấu tạo latex bao gồm:
·         Pha phân tán: là các hạt tử cao su Polyisoprene – được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc – điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, … Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.
·         Môi trường phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)
Latex cao su tổng hợp SBR: Hình thành bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương (một trong các phương pháp tổng hợp hoá học polymer hay dùng) từ hai loại monomer là Styrene  Butadiene. Chính vì thế cao su Styrene – Butadiene copolymer thu được không có những đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như cao su Polyisoprene thiên nhiên, tức là mức độ điều hòa lập thể kém hơn. Các sản phẩm chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR sẽ có các tính năng cơ lý (khả năng kháng đứt, độ đàn hồi, …) thấp hơn. Riêng đối với nệm cao su thông hơi chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR mức độ xẹp lún (trũng) cao hơn (do độ đàn hồi thấp hơn). Tuy nhiên, do số lượng liên kết hoá học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hoá (ánh sáng, ozone, nhiệt độ, …) tốt hơn. Latex cao su tổng hợpSBR có cấu tạo như sau:
·         Pha phân tán: là các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer.
·         Môi trường phân tán: chủ yếu là nước và một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương.

Như vậy các sản phẩm (trong đó có nệm Kymdan) được chế tạo từ latex cao su thiên nhiên sẽ có các tính năng cơ lý (khả năng kháng đứt, độ đàn hồi, …) tốt hơn chế tạo từ latex cao su tổng hợp. Mặt khác, do đặc thù về mặt cấu trúc hoá học – chứa nhiều liên kết không no kém bền nên các sản phẩm này sẽ dễ dàng bị lão hoá trong điều kiện tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, ozone, dung môi họ xăng dầu,… Vì thế trong công nghệ sản xuất thường phải thêm một số phụ gia để hạn chế khuyết điểm này. Tuy nhiên chính khuyết điểm này cũng lại là một ưu điểm khi xét đến khía cạnh thân thiện với môi trường vì khả năng phân hủy của nó nhanh hơn so với cao su tổng hợp.

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Sản xuất cao su tổng hợp

Cao su tổng hợp
Hình: Cao su tổng hợp
Cao su, gồm có hai loại cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên được lấy từ nhựa cây cao su và cao su tổng hợp được chế tạo từ các loại hoá chất. Cao su tổng hợp được chế tạo đầu tiên vào trước năm 1900. Nó được chế tạo bằng cách tổng hợp Hydrocacbon từ nhựa thông. Hầu hết các loại nhựa tổng hợp được lấy từ dầu, chủ yếu từ các chất acetylen, stiren và butadien. Hai loại cao su tổng hợp quan trọng nhất là cao su butin và cao su stiren butadien. Hai loại cao su này cùng với cao su thiên nhiên đáp ứng được 90% nhu cầu trên thế giới. Cao su tổng hợp cũng là một loại cao su quan trọng cho công nghiệp. Từ Thế chiến thứ hai, rất nhiều sản phẩm được chế tạo trực tiếp từ nhựa cao su hoặc từ cao su tổng hợp. Các nhà hoá học đã phát triển cao su tổng hợp ngày càng tốt hơn. Có những loại cao su chống oxy hoá, chiu đựng được các chất dầu và các loại hoá chất khác tốt hơn cao su thiên nhiên. Cao su nitril có thể chịu nhiệt tới 177 độ C, nó được sử dụng trong các đường ống xăng dầu, các sản phẩm thuộc da và nhiều loại vải. Các loại cao su polysulfat, polyurêtan, cao su silicon có độ bền rất cao so với cao su thiên nhiên. Dù là cao su tự nhiên hay tổng hợp, nó cũng là một trong những vật liệu có nhiều công dụng nhất đối với ngành công nghiệp.


Quy trình sản xuất cao su tổng hợp:
 



Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Cao su tổng hợp là gì?

Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Một chất co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi hình dạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. Cao su tổng hợp được dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng.
Cao su tổng hợp
Hình: Cao su tổng hợp SBR 1502
Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây cao su, trải qua phản ứng trùng hợp tạo thành isopren với đôi chút tạp chấp. Điều này giới hạn các đặc tính của cao su. Thêm vào đó, những hạn chế còn ở tỷ lệ các liên kết đôi không mong muốn và tạp chất phụ từ phản ứng trùng hợp mủ cao su tự nhiên. Vì những lý do trên, các chỉ số đặc tính của cao su tự nhiên bị suy giảm ít nhiều mặc dù quá trình lưu hóa có giúp cải thiện trở lại.
Cao su tổng hợp được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm isopren (2-methyl-1, 3-butadien), 1,3-butadien, cloropren (2-cloro-1,3-butadien) và isobutylen (methylpropen) với một lượng nhỏ phần trăm isopren cho liên kết chuỗi. Thêm vào đó, các cấu trúc đơn này có thể trộn với các tỷ lệ mong muốn để tạo phản ứng đồng trùng hợp mà kết quả là các cấu trúc cao su tổng hợp có các đặc tính vật lý, cơ học và hóa học khác nhau.
Từ những năm 1890, khi các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng bánh hơi ra đời, nhu cầu cao su tăng lên rất nhanh. Các vấn đề chính trị khiến cho giá cao su tự nhiên dao động rất lớn. Nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là trong những năm chiến tranh đưa đến nhu cầu phải tạo ra cao su tổng hợp.
Năm 1879, Bouchardt chế tạo được một loại cao su tổng hợp từ phản ứng trùng hợp isopren trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học Anh và Đức sau đó, trong thời gian 1910-1912, phát triển các phương pháp khác cũng tạo ra chất dẻo từ isopren.
Đức là quốc gia đầu tiên thành công trong việc sản xuất cao su tổng hợp ở quy mô thương mại. Việc này diễn ra trong Thế chiến thứ nhất, khi nước này không tìm đủ nguồn cao su tự nhiên. Cao su tổng hợp này có cấu trúc khác với sản phẩm của Bouchardt, nó dựa trên sự trùng hợp butadien là thành quả của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Nga Sergei Lebedev. Khi chiến tranh chấm dứt, loại cao su này bị thay thế bằng cao su tự nhiên, mặc dầu vậy các nhà khoa học vẫn tiếp tục công cuộc tìm kiếm các chất cao su tổng hợp mới và các quy trình sản xuất mới. Kết quả của những nỗ lực này là phát minh ra cao su “Buna S” (Cao su styren-butadien). Đây là sản phẩm đồng trùng hợp của butadien và styren, ngày nay, nó chiếm một nửa sản lượng cao su tổng hợp toàn cầu.
Cho đến năm 1925, giá cao su tự nhiên đã tăng đến ngưỡng mà rất nhiều công ty bắt đầu tìm kiếm các phương pháp sản xuất cao su nhân tạo nhằm cạnh tranh với sản phẩm thiên nhiên. Ở Mỹ, quá trình tìm kiếm tập trung vào các nguyên liệu khác với những gì đang được nghiên cứu ở Châu Âu. Hãng Thiokol bắt đầu bán cao su tổng hợp Neoprene năm 1930. Hãng DuPont, dựa trên kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Nieuwland cũng tung ra thị trường loại cao su tương tự năm 1931.
Sản lượng cao su tổng hợp của Hoa Kỳ tăng rất nhanh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai bởi Phe Trục phát xít kiểm soát gần như toàn bộ nguồn cung cấp cao su tự nhiên của thế giới - Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Á. Những cải tiến nhỏ của quá trình chế tạo cao su nhân tạo tiếp diễn sau chiến tranh. Đến đầu những năm 1960, sản lượng cao su tổng hợp đã vượt qua cao su tự nhiên.


Cao su tổng hợp

Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn- tức là loại vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi hình dạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. Cao su tổng hợp được dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng.
Cao su tổng hợp
Hình: Ảnh minh họa
Tên của cao su thường được gọi theo tên của các đơn phân tử (monomer) cấu tạo nên nó (cao su isoprene, butadiene, styren …) hoặc theo tính chất của các nhóm (nguyên tử) trong mạch chính hoặc mạch nhánh (ví dụ: polysulfide, polyurethane, silicon, fluorine). Cao su tổng hợp còn được chia theo các dấu hiệu khác, ví dụ: theo khối lượng mol phân tử (theo độ đặc), theo sự có mặt của chất độn trong thành phần cao su – cao su có độn và không độn; theo dạng sản phẩm – cao su lỏng, rắn và bột.
Tùy theo lĩnh vực sử dụng mà cao su tổng hợp được chia ra thành cao su thường và cao su đặc biệt. Cao su thường bao gồm các loại cao su có đặc tính kỹ thuật cơ bản là có độ dẻo cao tại nhiệt độ thường, thích hợp để sản xuất nhiều thành phẩm khác nhau như làm lốp xe, các băng truyền vận tải, giày dép…; loại cao su thứ hai sở hữu một hoặc một số các tính chất đặc biệt như: bền với dung môi, dầu mỡ, ôxy, ozone, chịu nóng và chịu lạnh tốt (tức là có khả năng giữ tính chất đàn hồi trong khoảng nhiệt độ rộng) và các tính chất đặc biệt khác đảm bảo cho sản phẩm làm việc được trong những điều kiện sử dụng khắc nghiệt. Phân loại cao su theo lĩnh vực sử dụng có tính chất ước lệ, vì rất nhiều loại cao su có tổ hợp các thuộc tính cho phép nó có thể dùng như cao su thường và cao su đặc biệt.
Nội dung
MỘT VÀI NÉT CHUNG VỀ CAO SU TỔNG HỢP
3
1
Khái niệm về cao su tổng hợp
3
2
Tính chất của cao su tổng hợp
4
3
Sản xuất cao su tổng hợp
7
4
Các phương pháp tổng hợp cao su
3
TÍNH CHẤT, ỨNG DỤNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ CAO SU TỔNG HỢP
11
1
Cao su Cis-1,4-polyisoprene (IR)
11
2
Cao su Polybutadiene (BR)
14
3
Cao su ethylene-propylen (EP)
19
4
Cao su butyl
22
5
Cao su polyisobutylen
24
6
Cao su chloroprene
24
7
Cao su butadien-nitril
26
8
Giới thiệu chung về cao su có tính năng đặc biệt
26

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international voip calls